Nhiều bạn sau khi hoàn thành chương trình thực tập sinh hoặc du học tại Nhật đều có chung một băn khoăn: chuyển Tokutei có phải về nước không? Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm hồ sơ, kế hoạch công việc và thời gian lưu trú tại Nhật. Trong bài viết này, JVNET sẽ giúp bạn giải đáp rõ ràng, cập nhật quy định mới nhất và hướng dẫn các trường hợp cụ thể để bạn không bị gián đoạn khi chuyển sang visa kỹ năng đặc định Tokutei.
Sau khi kết thúc chương trình TTS kỹ năng, nhiều bạn muốn chuyển sang visa đặc định Tokutei để tiếp tục ở lại Nhật làm việc. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi không hề dễ dàng. Chính vì vậy, câu hỏi “chuyển Tokutei có phải về nước không” trở thành nỗi băn khoăn của không ít bạn. Sự lo lắng này bắt nguồn từ những lý do sau: - Không tìm được công ty tiếp nhận mới. - Không đỗ kỳ thi kỹ năng và tiếng Nhật Tokutei. - Không đủ điều kiện chuyển ngành Tokutei. - Chưa kịp xử lý hồ sơ trước khi visa hiện tại hết hạn. - Hồ sơ bị đánh giá xấu do vi phạm trong thời gian thực tập. - Nhầm lẫn hoặc thiếu hiểu biết về quy định chuyển đổi visa. - Không chuẩn bị sớm, dẫn đến bị động về thời gian.
Trên thực tế, lao động hoàn thành chương trình TTS kỹ năng đúng ngành hoàn toàn có thể chuyển tiếp lên visa Tokutei loại 1 mà không cần về nước. Các bạn chỉ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết và chủ động xử lý hồ sơ đúng thời hạn. Cụ thể như sau: - Hoàn thành đúng chương trình TTS kỹ năng số 2 hoặc 3 và đúng ngành nghề nằm trong 14 ngành Tokutei được quy định. - Không vi phạm pháp luật hay quy định cư trú tại Nhật trong thời gian thực tập. - Có công ty tiếp nhận mới ký hợp đồng Tokutei và nộp hồ sơ xin visa Tokutei loại 1 trước khi visa TTS hết hạn. - Được miễn thi kỹ năng và tiếng Nhật Tokutei, nếu chuyển đúng ngành làm việc. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và có sự chuẩn bị sớm từ 2–3 tháng trước khi hết hạn visa TTS. Người lao động có thể nộp hồ sơ chuyển đổi visa ngay tại Nhật, không cần quay về Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình hoặc chuẩn bị kịp thời. Nên vẫn có không ít trường hợp phải về nước trong tiếc nuối dù thực tế có cơ hội ở lại.
>> Giải đáp: Năm 2025, có nên sang Nhật làm việc không?
Trong thời gian sở hữu visa Tokutei loại 1, người lao động được phép chuyển sang công ty khác trong cùng ngành nghề. Miễn là tuân thủ đúng quy định của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản. Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc “chuyển Tokutei có phải về nước không” trong trường hợp đổi công ty, thì câu trả lời là không cần về. Nhưng bạn phải thực hiện đúng thủ tục chuyển đổi nơi làm việc để đảm bảo tính hợp pháp trong quá trình lưu trú. Cụ thể bao gồm: - Thông báo cho công ty hiện tại và hoàn tất các thủ tục nghỉ việc hợp lệ, bao gồm giấy thôi việc và xác nhận thời gian làm việc. - Tìm kiếm công ty mới trong cùng ngành thuộc danh mục Tokutei số 1, ký hợp đồng lao động rõ ràng. - Nộp hồ sơ thay đổi thông tin nơi làm việc lên Cục xuất nhập cảnh trong vòng 14 ngày kể từ khi chuyển sang công ty mới. - Không được gián đoạn quá lâu giữa 2 công ty, vì nếu để tình trạng thất nghiệp kéo dài quá 3 tháng, khả năng bị hủy visa rất cao. Trường hợp bạn nghỉ việc nhưng chưa có công ty mới, có thể xin gia hạn thời gian tìm việc tối đa 3 tháng. Tuy nhiên bạn cần chứng minh đang tích cực tìm việc và vẫn cư trú hợp pháp
Việc chuyển từ visa Tokutei loại 1 lên Tokutei loại 2 không bắt buộc phải về nước. Tuy nhiên quá trình này khó hơn và yêu cầu cao hơn nhiều so với các diện chuyển đổi khác. Tính đến hiện tại, số lượng người đạt được visa Tokutei loại 2 vẫn còn rất hạn chế, do điều kiện xét duyệt nghiêm ngặt và phạm vi ngành nghề còn giới hạn. Cụ thể, tiêu chí chuyển từ Tokutei 1 lên Tokutei 2 đó là: - Phải đang làm việc trong ngành được phép chuyển sang Tokutei số 2, hiện nay chỉ áp dụng 12 ngành nghề nhất định. Các ngành khác vẫn chưa mở rộng diện Tokutei 2. - Đạt yêu cầu tay nghề cao hơn thông qua kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định cấp độ 2 do Nhật Bản tổ chức. Kỳ thi này khó hơn nhiều so với Tokutei loại 1. - Tiếp tục làm việc tại công ty thuộc ngành đủ điều kiện, có hợp đồng lao động rõ ràng, và công ty chấp thuận tiếp nhận lao động diện Tokutei số 2. Nếu đạt đủ các yêu cầu trên, bạn có thể nộp hồ sơ chuyển đổi visa ngay tại Nhật, không cần quay về Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian xét duyệt thường lâu hơn và cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn so với các diện visa thông thường.
>> Giải đáp: Thực tập sinh về nước bao lâu thì quay lại Nhật?
Dù visa Tokutei được triển khai nhằm tạo điều kiện cho lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại Nhật sau khi hoàn thành chương trình TTS. Nhưng vẫn tồn tại một số trường hợp bắt buộc phải về nước, do không đáp ứng được điều kiện chuyển đổi hoặc vi phạm các quy định liên quan đến cư trú, hồ sơ và năng lực cá nhân. Chi tiết dưới đây. - Hết hạn visa TTS nhưng chưa có visa Tokutei mới: Nếu bạn không xin được visa Tokutei trước khi thời hạn lưu trú kết thúc, thì buộc phải về nước do không còn tư cách cư trú hợp pháp tại Nhật. - Không tìm được công ty tiếp nhận Tokutei phù hợp: Dù có chứng chỉ và kỹ năng đầy đủ, nhưng nếu không có doanh nghiệp nào đứng ra tiếp nhận. Khi đó bạn không thể nộp hồ sơ xin visa Tokutei. - Thi trượt kỳ thi Tokutei kỹ năng hoặc tiếng Nhật: Đối với những người không được miễn thi. Nếu không đỗ kỳ thi kỹ năng tay nghề hoặc chứng chỉ tiếng Nhật cũng không thể xin visa Tokutei. - Chậm trễ trong việc xử lý hồ sơ hoặc nộp không đúng hạn: Không ít trường hợp vì chủ quan, không nắm rõ quy trình hoặc chuẩn bị hồ sơ quá muộn dẫn đến hết thời gian xin visa. - Vi phạm trong thời gian cư trú: Các lỗi hành chính như chuyển chỗ ở không khai báo, làm thêm trái phép, nợ bảo hiểm nhiều tháng,… khiến hồ sơ bị đánh giá tiêu cực và có thể bị từ chối gia hạn hay cấp mới. - Không chứng minh được mục đích lưu trú rõ ràng khi chuyển Tokutei: Trường hợp hồ sơ thiếu minh bạch hoặc không thể chứng minh đang có việc làm cụ thể, rõ ràng trong ngành Tokutei cũng có thể bị từ chối visa và phải về nước.
>> Xem thêm: Điều kiện chuyển tokutei cho thực tập sinh, du học sinh và kỹ sư
Chuyển sang visa Tokutei là cơ hội để người lao động tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi kết thúc chương trình thực tập sinh. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều người vẫn phải về nước dù rất muốn ở lại. Để tránh rơi vào tình huống đáng tiếc, dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ. Chuẩn bị hồ sơ càng sớm càng tốt Đừng đợi đến gần hết hạn visa TTS mới bắt đầu chuẩn bị. Bạn nên lên kế hoạch từ 3–6 tháng trước thời điểm kết thúc hợp đồng. Việc này giúp bạn có thời gian hoàn thiện giấy tờ, thi chứng chỉ nếu cần và tìm kiếm công ty tiếp nhận phù hợp mà không bị gấp gáp hay rơi vào thế bị động. Kiểm tra kỹ điều kiện miễn thi và ngành nghề phù hợp Không phải ai cũng được miễn thi Tokutei. Nếu bạn muốn chuyển đúng ngành đã thực tập thì có thể được miễn. Nhưng trường hợp đổi ngành khác, bắt buộc phải thi lại từ đầu. Vì vậy, bạn hãy xác định rõ bạn thuộc trường hợp nào và có cần ôn luyện kỳ thi kỹ năng hay tiếng Nhật hay không để chủ động thời gian. Có đơn vị tiếp nhận trước khi nộp hồ sơ xin visa Dù có bằng hay chứng chỉ, nếu không có công ty tiếp nhận thì cũng không thể xin visa Tokutei. Bạn hãy ưu tiên tìm đơn hàng trước, thỏa thuận đầy đủ hợp đồng lao động rồi mới tiến hành nộp hồ sơ. Đừng chủ quan nghĩ rằng chỉ cần đủ điều kiện là tự động chuyển được. Không để gián đoạn thời gian cư trú quá 3 tháng Nếu bạn nghỉ việc mà chưa có công ty mới, hãy tìm đơn mới và khai báo với Cục xuất nhập cảnh trong vòng 14 ngày. Trường hợp thất nghiệp quá 3 tháng mà không có hoạt động rõ ràng, khả năng bị hủy visa rất cao. Do đó, bạn cần theo sát lịch trình và tuyệt đối không để trống visa quá lâu.
Như vậy, giải đáp cho câu hỏi “chuyển Tokutei có phải về nước không?” Câu trả lời là không bắt buộc. Việc ở lại hay phải về nước phụ thuộc vào sự chuẩn bị của mỗi bạn: có công ty tiếp nhận hay chưa, đủ điều kiện hay không, xử lý hồ sơ có đúng hạn không. Rất nhiều người để vuột mất cơ hội chỉ vì chậm một bước hoặc hiểu sai quy định. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn tiếp tục làm việc tại Nhật theo diện Tokutei. Việc chủ động từ sớm là cách tốt nhất để không phải quay về nước trong tiếc nuối.