Nhật Bản là một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới nhưng lại có một nền văn hóa hàng ngàn năm lịch sử, đậm đà chất Á Đông. Nếu bạn có ý định đến đất nước mặt trời mọc, hãy tìm hiểu trước về nền văn hóa của đất nước Hoa Anh Đào nhé. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến bạn qua góc nhìn từ những thực tập sinh Nhật Bản.
Đây là một trong những văn hóa Nhật Bản khá phổ biến tạo nên nét đẹp của Nhật Bản, người Nhật Bản rất đề cao nét văn hóa này. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Samurai trở thành môn võ sĩ đạo được nhiều người theo đuổi. Đặc biệt, để trở thành võ sĩ đạo phải hội tụ đủ ba yếu tố trung thành - can đảm - danh dự.
Trang phục của Võ sĩ đạo rất ấn tượng, thường họ sẽ mặc kimono và trên áo của họ có biểu tượng như cờ xí của đạo quân. Các võ đạo sĩ thường được mang hai thanh kiếm khác nhau - đây chính là đặc quyền của họ, bởi những người không phải võ đạo sĩ sẽ không được phép mang những vũ khí này bên người.
Tinh thần võ sĩ đạo trong nền văn hóa của Nhật Bản
Xã hội Nhật Bản từ xưa là một xã hội phong kiến quy cũ. Chính vì thế trong giao tiếp hàng ngày, người Nhật vẫn lưu giữ được những quy tắc riêng. Bộ quy tắc này thường tuân theo địa vị xã hội, mối quan hệ trong gia đình, khu dân cư. Các thực tập sinh Nhật Bản kể rằng: họ rất ấn tượng với nghi thức chào hỏi của người Nhật Bản, điều đó khiến cho đối phương cảm thấy mình được tôn trọng trên đất nước mặt trời mọc. Khi chào, tùy theo địa vị xã hội mà người chào cúi mình cao hay thấp rất lịch sự và lễ phép.
- Quy tắc được chỉ ra rằng “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước, trong đó “người dưới” là người ít tuổi hơn. Trường hợp họ cúi người rất thấp (Saikeirei) thường dùng để kính cẩn trước Thiên Hoàng, trước Quốc kỳ hay trước các ngôi đền thần đạo.
Ngoài ra, người Nhật còn có hai kiểu cúi chào nữa, đó là kiểu cúi chào bình thường và khẽ cúi chào. Tùy vào bối cảnh giao tiếp, người Nhật sẽ chọn cách chào phù hợp.
Người lao động cần tìm hiểu về văn hóa cúi chào của người Nhật
Bạn sẽ bất ngờ khi người Nhật không đón Tết nguyên đán âm lịch như các quốc gia phương Đông khác. Người Nhật Bản tư tưởng khá hiện đại nên họ không dành nhiều thời gian nghỉ ngơi như chúng ta mà tổ chức rất nhiều lễ hội để đón chào năm mới.
Tết đến, người Nhật sẽ làm những công việc thú vị như:
- Treo shimenawa trước cửa nhà : Mục đích của việc treo shimenawa trước cửa nhà là để xua đi tà khí, ma quỷ và chào đón những vị thần, những may mắn của năm mới đến gia đình.
- Đặt Kadomatsu cạnh cửa: Người Nhật Bản quan niệm rằng, Kadomatsu sẽ mang hạnh phúc đến bên họ, đó là lý do các cành thông trong bó Kadomatsu luôn được trang trí số lẻ.
- Đặt wakazari trong bếp: Wakazari tượng trưng cho những vị thần lửa và thần nước, mang lại cho người dân cuộc sống đầy đủ, sung túc giúp cho gia chủ luôn bình an.
Người Nhật đón Tết dương như các quốc gia phương Đông
- Nhiều thực tập sinh Nhật Bản đã được nghe nhiều về văn hóa trà đạo của Nhật Bản nhưng vẫn bất ngờ và có những trải nghiệm thú vị về văn hóa thưởng thức trà của người Nhật Bản.
- Trà đạo là một nghệ thuật được phát triển từ cuối thế kỷ 12. Với người Nhật Bản, một ly nước nhưng đó là cả nghìn năm lịch sử, giúp họ ghi nhớ nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Việc uống trà đạo, thưởng thức trà đạo theo người Nhật Bản chính là phát hiện giá trị tinh thần cần có mỗi người.
Văn hóa trà đạo - nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản
Văn hóa trà đạo Nhật Bản còn được thể hiện qua 4 từ: hòa, kính, thanh, tịch. Trong đó “hòa” nghĩa là hòa bình, chung sống hòa thuận; “kính” là kính trọng, tôn kính người trên, yêu thương bạn bè; “thanh” là thanh thản, thanh tịnh, con người luôn có cảm giác thoải mái; “tịch” là thanh khiết, không vướng bận nhục dục, an nhàn.
Các thực tập sinh Nhật Bản đã về nước khuyên bạn nên tìm hiểu trước những điều sau để tránh bị bỡ ngỡ và nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống Nhật Bản nhé:
- Khi vào nhà, bạn phải cởi giày quay mũi ra phía ngoài. Khi vào trong nhà thì đi bằng dép nhẹ có sẵn ở trong nhà.
- Khi bạn nhờ vả hay làm phiền thì phải lập tức nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi.
- Học cách ăn những món sống như gỏi cá, thịt,…
Kimono là trang phục truyền thống nhưng không phải chỉ dành cho người phụ nữ mà cả đàn ông cũng mặc được.
Trên đây, là những chia sẻ của những thực tập sinh Nhật Bản về văn hóa Nhật Bản. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn khi các bạn đặt chân đến đất nước Nhật Bản.