Trong suốt quá trình tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, bên cạnh được trải nghiệm những điều thú vị của cuộc sống, đôi khi người lao động cũng sẽ gặp phải những khó khăn hay sự cố đột xuất. Điều này đã khiến không ít người lao động cảm thấy hoang mang, lo lắng. Do đó, trước khi nhập cảnh sang Nhật Bản, rất nhiều lao động Việt đã dành thời gian tìm hiểu các thông tin liên quan đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể giúp đỡ người lao động ở Nhật Bản. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn, giúp người lao động có thể chủ động tìm sự giúp đỡ nếu gặp vấn đề nào đó vướng mắc mà không thể tự mình giải quyết. Vậy nếu gặp khó khăn khi ở Nhật, bạn có thể tìm đến các cơ quan nào?
Gặp khó khăn là điều không ai có thể tránh khỏi khi ở Nhật Bản. Vậy nên, để có thể được giúp đỡ một cách kịp thời, trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản, người lao động nên dành thời gian tìm hiểu thông tin của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Các cơ quan đó bao gồm:
1. Cấp cứu
- Gọi đến số: 199
- Sau khi có người nhấc máy, hãy nói rằng: Kyukyusha- wo- onegaishimasu.
- Thông báo địa chỉ.
Khi sống ở Nhật Bản, bạn nên tìm hiểu và ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại của cấp cứu, phòng trường hợp có thể sử dụng ngay khi cần thiết. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng, hữu ích cho bản thân bạn và cả những người xung quanh. Khi gọi cấp cứu, nên nhớ hãy miêu tả sơ qua tình trạng sức khỏe của mình hoặc người đang cần được cấp cứu để từ thông tin này, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể cho bạn. Hãy tập trung lắng nghe và làm theo hướng dẫn trong lúc chờ xe cấp cứu đến. Đồng thời, cung cấp địa chỉ cụ thể, chính xác nơi cấp cứu có thể đón bạn.
2. Cứu hỏa
- Khi có hỏa hoạn xảy ra, hãy hét thật to “Kaji- da” ra xung quanh.
- 119 là số điện thoại mà bạn có thể gọi khi gặp hỏa hoạn.
- Hãy nói với nhân viên cứu hỏa rằng: Kanji- desu
- Thông báo địa chỉ rõ ràng, cụ thể nhất có thể
Nếu khu vực cháy không phải nhà bạn, hãy nhìn địa chỉ ở cột điện, biển quảng cáo hoặc máy bán hàng tự động gần đó để cung cấp cho lực lượng cứu hỏa.
3. Cảnh sát
- Gọi số: 110
- Thông báo tên ( tên ngắn dễ gọi) và địa chỉ
Nếu bản thân gặp một trong các trường hợp như: Bản thân hoặc người khác bị đe dọa bởi 1 người hoặc 1 nhóm người nào đó, nhìn thấy có người đột nhập vào nhà mình hoặc nhà hàng xóm; thấy người có nhiều hành động khả nghi; chứng kiến một vụ việc xô xát; nhìn thấy người bị thương hoặc đang gặp nguy hiểm… Hãy lập tức nhấc máy và gọi đến số điện thoại 110. Khi có người trả lời điện thoại, bạn nên bình tĩnh cung cấp thông tin một cách rõ ràng, rành mạch và làm theo hướng dẫn của cảnh sát viên.
4. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật
Để có thể đảm bảo quyền lợi cho công dân nước mình trong suốt quá trình sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam đã được thành lập và đóng trụ sở ở đây. Nếu gặp khó khăn, bạn hãy liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam theo địa chỉ:
- Đường dây nóng 080-3590-9136.
- Số điện thoại 090-6187-6644 phục vụ bảo hộ công dân Việt Nam đã và đang tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản.
- Số điện thoại 080-4006-0234 phục vụ bảo hộ công dân liên quan đến lưu học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản
Xem thêm: Hướng dẫn lấy tiền Nenkin lần 1 lần 2
5. Tổ chức OTTIT
OTTIT thay thế tổ chức JITCO từ 1/11/2017. Tổ chức này ra đời nhằm mục đích quản lý và đảm bảo quyền lợi cho lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản. Tạo điều kiện cho lao động được sinh sống và làm việc một cách thuận lợi và suôn sẻ. Vậy nên, khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, nếu gặp các vấn đề:
- Tất cả các vấn đề về lao động hay công ty tiếp nhận
Trong suốt quá trình làm việc ở công ty, nếu nhận thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo, lương cơ bản nhận về mỗi tháng không giống như hợp đồng đã ký kết. Bạn hãy gặp trực tiếp quản lý của mình để thắc mắc. Trong trường hợp không thể tự mình giải quyết vấn đề, bạn hãy liên lạc với các cơ quan sau để được giúp đỡ một cách kịp thời
- Cục quản lý nhập cảnh địa phương. Nơi thực hiện chức năng giám sát, quản lý việc thực hiện chế độ đãi ngộ của công ty, doanh nghiệp với người lao động.
- Phòng Quản lý thuộc Cục Lao động tại các tỉnh và thành phố tương đương cấp tỉnh. Là nơi chịu trách nhiệm giám sát việc các công ty, doanh nghiệp đã và đang thi hành Luật lao động tiêu chuẩn của chính phủ như thế nào.
Trên đây là một số thông tin về các cơ quan, tổ chức có chức năng và trách nhiệm giúp đỡ người lao động khi cần thiết. Bất cứ lúc nào, ở đâu, chỉ cần đang sinh sống ở đất nước Nhật Bản, bạn có thể liên hệ với họ để nhận được sự giúp đỡ một cách kịp thời. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trên con đường xuất khẩu lao động Nhật Bản mà mình đã lựa chọn.