Mặc dù đã chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu để mang theo khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nhưng vì số lượng có hạn nên thời gian sử dụng sẽ không được lâu dài. Khi đó, người lao động sau khi đã ổn định cuộc sống ở vùng đất mới, họ sẽ chọn cách tìm đến các cửa hàng, siêu thị để mua sắm những vật dụng cần thiết cho bản thân mình. Tuy nhiên, sự khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán ở đây đã khiến cho không ít người cảm thấy hoang mang, bỡ ngỡ trong lần đầu tiên bước chân đi mua sắm. Vậy khi mua sắm ở Nhật Bản, người lao động nên chú ý những điều gì để bản thân không bị người khác nhìn với ánh mắt “dị nghị”? Hãy tiếp tục kéo xuống để rõ hơn về vấn đề này nhé!
Các cửa hàng tiện lợi - luôn là lựa chọn của các bạn thực tập sinh
Không gì có thể giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái trong lần đầu tiên đi mua sắm ở một đất nước xa lạ bằng cách tự mình tìm hiểu, nắm bắt quy tắc giao thương ở nơi này. Thực chất thì mua sắm ở Nhật Bản cũng không khác Việt Nam là bao. Chỉ cần bạn lưu ý được những điều sau thì việc mua sắm ở đất nước mặt trời mọc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Việc mặc cả được xem như là một hành động “kỳ quặc” ở đây. Bởi vì, hầu như trong mọi sản phẩm, cho dù có giá trị lớn hay nhỏ cũng đều đã được ghi giá một cách rõ ràng và chính xác. Các mặt hàng tươi sống như cá, thịt, tôm, cua… Thay vì ghi giá vào từng sản phẩm, họ sẽ in sẵn một bảng giá và để cạnh đó.
Chất lượng sản phẩm ở Nhật Bản không phải là vấn đề đáng lo ngại. Mà thay vào đó, để tránh lãng phí không đáng có, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi mua hàng, chỉ nên mua những thứ mình cần,. Và hãy nhớ rằng, người dân ở đây có thói quen mua theo giá đã niêm yết, họ tuyệt đối không mặc cả đối với bất kỳ sản phẩm nào. Do đó, để người khác không nhìn mình với ánh mắt “kỳ thị”, bạn cũng nên tuân theo nguyên tắc này.
Xem thêm: Nguyên tắc đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản - thực tập sinh cần biết
Các cửa hàng ở Nhật Bản đều niêm yết giá cả
Nếu như ở Việt Nam, bạn thường có thói quen ăn thử sản phẩm trước khi quyết định có nên mua nó hay không. Thì khi sinh sống ở Nhật, tốt nhất bạn nên bỏ thói quen này. Bởi vì đây được coi là hành động bất lịch sự ở một xứ sở văn minh, hiện đại như Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu nhìn thấy bảng hiệu hay một dấu hiệu nào đó cho phép khách hàng được dùng thử sản phẩm, thì bạn hoàn toàn có thể ăn hoặc dùng thử một ít.
Cửa hàng tự phục vụ là cửa hàng không có nhân viên. Chỉ có sản phẩm và khách hàng. Tức là, trong cửa hàng sẽ bày bán tất cả các nguyên, vật liệu cần thiết cho cuộc sống. Khách hàng tự mình lấy những đồ mình muốn mua, bỏ vào làn của cửa hàng. Tại quầy thanh toán, máy quét mã vạch sẽ kiểm tra và đọc lại toàn bộ mặt hàng bạn đã mua cũng như giá cả một cách tự động. Bạn thanh toán tiền ngay trên máy tính tiền tự động này và ra về.
Mặc dù không có nhân viên nhưng xung quanh cửa hàng đều có camera ghi hình. Do đó, nếu bất kỳ một người nào nếu có hành vi trộm cắp hay gian lận thì nhân viên an ninh sẽ có mặt ngay lập tức. Vậy nên, nếu không muốn bản thân gặp rắc rối, hãy thật minh bạch, rõ ràng trong mỗi lần sử dụng dịch vụ này.
Hình ảnh khách hàng tự lấy đồ ăn tại Nhật Bản
Khi mua sắm, cho dù bạn là ai, cho dù món hàng mà bạn mua là gì thì bạn cũng phải trả 5% thuế tiêu thụ cho một sản phẩm. Nếu bỏ qua điều này, bạn sẽ bị tình nghi là lừa đảo. Và để có thể hiểu rõ hơn về thuế tiêu thụ, một số cửa hàng sẽ để dòng chữ thông báo “giá đã bao gồm thuế tiêu thụ” hoặc “giá chưa bao gồm thuế tiêu thụ”. Chính vì thế, khi tính tiền nếu nhìn thấy số tổng số tiền thanh toán cao hơn so với thực tế thì cũng đừng vội lo lắng. Bởi vì số tiền này đã được cộng thêm thuế tiêu thụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi đi mua sắm ở Nhật Bản mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm những hiểu biết mới, góp phần vun đắp cho hành trang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của mình được đầy đủ hơn. Chúc bạn thành công.