Để có thể thu hút nguồn nhân lực ngoài nước về làm việc cho mình. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho những ai tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật. Mà một trong những chính sách phải kể đến đó là trả lương cho người lao động khá cao, trung bình từ 26- 35 triệu vnđ mỗi tháng. Chính vì trả lương cao nên Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, sống và làm việc ở đất nước mặt trời mọc, điều khiến cho người lao động băn khoăn nhất đó chính là làm sao để có thể tiết kiệm tối đa chi phí mà vẫn đảm bảo tối thiểu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi vì Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia đắt đỏ bậc nhất trên thế giới. Mọi thứ ở đây từ thời trang đến thực phẩm, đồ gia dụng đều được bán với giá khá cao. Vậy có cách tiết kiệm chi phí tối ưu nào khi ở Nhật hay không ?
Thực tập sinh cần biết bí quyết chi tiêu tiết kiệm tại Nhật Bản
Cho dù sống ở Việt Nam hay Nhật Bản thì nhu cầu tối thiểu trong hoạt động sống của người lao động như: ăn uống, ngủ, nghỉ, đi lại… đều phải diễn ra bình thường. Đó đều là những nhu cầu cơ bản nhất mà ai cũng cần phải có. Thế nhưng, sống trong một môi trường đắt đỏ như Nhật Bản, làm thế nào để có thể đảm bảo cuộc sống đầy đủ, tiện nghi mà vẫn tiết kiệm được chi phí? Sẽ rất đơn giản nếu bạn biết được những mẹo sau đây:
Để có thể kiểm soát chi tiêu của mình, mỗi tháng bạn nên vạch ra một bản kế hoạch chi tiết những việc cần làm, những thứ cần mua. Mỗi buổi sáng trước khi đi chợ, tránh mua những thứ không cần thiết. Tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ kỹ hôm nay sẽ mua những gì, ăn những món ăn nào. Khi ra đường, mang theo càng ít tiền càng giúp bạn tiết kiệm hơn. Bởi thực tế cho thấy rằng, có sẵn tiền trong người sẽ khiến bạn dễ phung phí tiền bạc hơn. Cùng với đó, bạn nên ghi chép lại tất cả những khoản mình chi tiêu trong một ngày. Từ đó điều chỉnh chính sách chi tiêu sao cho hợp lý. Nếu không quản lý chi tiêu, bạn sẽ thấy tiền của mình hao hụt rất nhanh.
Khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, thực tập sinh phải chi trả, thanh toán các khoản chi phí như: Tiền điện, tiền nước, ga, nhà ở; đóng các khoản thuế, bảo hiểm…. Tuy nhiên, các khoản chi phí này đều đã được trừ trực tiếp vào tiền lương cơ bản của người lao động. Do đó, sinh sống ở Nhật, bạn chỉ bỏ tiền túi của mình cho việc ăn uống, đi lại… Để tiết kiệm, thực tập sinh chỉ nên mua những thứ thật cần thiết, tránh lãng phí không đáng có.
Xem ngay: 4 siêu thị giá rẻ NLĐ không nên bỏ qua khi đi XKLĐ Nhật Bản
Bạn cần phải lên kế hoạch chi tiêu sinh hoạt hàng tháng
Trong việc ăn uống, để có thể tiết kiệm chi phí hầu như thực tập sinh, tu nghiệp sinh nào cũng đều lựa chọn phương án tự nấu ăn. Tự nấu ăn mang đến rất nhiều lợi ích, như: món ăn nóng hổi, hợp khẩu vị, tiết kiệm tiền mua thức ăn. Cùng với đó, để tiết kiệm ga, điện và công sức, bạn chỉ nên nấu 1 lần và chia thức ăn thành 2 phần cho 2 bữa.
Thường xuyên liên lạc với người thân, bạn bè của mình khi đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản được xem là liều thuốc tinh thần hữu hiệu nhất, có giá trị nhất hiện nay. Bởi vì nó không chỉ giúp bạn xua đi nỗi nhớ nhà, mà nhờ vào những câu chuyện bạn chia sẻ với đối phương nó còn giúp bạn giảm căng thẳng một cách hiệu quả. Nhưng làm sao để có thể vừa thường xuyên được trò chuyện với bố mẹ, bạn bè nhưng vẫn có thể tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất?
Tiền điện thoại tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không kiếm soát nó sẽ “ngốn” của bạn không ít tiền mỗi tháng. Vậy nên, trước khi đăng ký mạng điện thoại, bạn nên dành thời gian tìm hiểu xem nhà mạng nào, gói cước nào rẻ nhất, được nhiều người dùng nhất hiện nay. Đồng thời tải các ứng dụng gọi video để có thể thoải mái trò chuyện mà không phải lo lắng điều gì.
Chỉ với 100 yên nhưng bạn có thể mua: chén, bát, dụng cụ nấu ăn, túi xách, kẹp tóc… bất cứ thứ gì mà bạn muốn. Đừng lo về chất lượng bởi hầu hết các sản phẩm ở Nhật Bản trước khi bày bán trên thị trường phải trải qua nhiều câu kiểm duyệt khá khắt khe.
Xem ngay: Chia sẻ kinh nghiệm mua sắm ở Nhật Bản dành cho thực tập sinh
Nhiều đồ dùng sinh hoạt giá rẻ được bán tại cửa hàng 100 yên
Mặc dù nổi tiếng đắt đỏ nhưng ở Nhật, các đợt giảm giá diễn ra xuyên suốt cả năm. Mỗi đợt giảm giá gắn liền với một sản phẩm, nếu bạn muốn mua áo quần mùa đông hãy đợi đến đợt giảm giá vào tháng 1, tháng 2. Tháng 4 là thời điểm thích hợp để bạn mua đồ điện tử, nội thất, cặp sách…. Mua hàng vào các đợt giảm giá này không chỉ giúp các bạn thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản tiết kiệm tiền mà còn mua được những mặt hàng chất lượng.
Như vậy, để có thể tiết kiệm chi tiêu, người lao động có thể áp dụng những cách trên khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật. Áp dụng những bí quyết trên đây không chỉ giúp bạn có cuộc sống tiện nghi, đầy đủ mà còn có thể tiết kiệm được khoản tiền kha khá. Chúc bạn thành công.