Người lao động Việt Nam muốn sang Nhật Bản làm việc cần phải xin visa trước khi nhập cảnh. Vậy những thủ tục cần thiết trong hồ sơ xin visa đi Nhật như thế nào? Có phức tạp không? JVNET cùng các bạn tìm hiểu để quá trình làm thủ tục được dễ dàng và thuận lợi hơn nhé!
Người lao động cần nắm được thủ tục để xin visa đi Nhật
Những loại hồ sơ cơ bản khi xin visa đi Nhật
Tùy theo mục đích xuất cảnh, tư cách lưu trú mà người lao động có thể làm hồ sơ xin visa. Thông thường có những loại hồ sơ xin visa như sau: Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn với mục đích là quá cảnh, thăm thân nhân, du lịch, thương mại, tham gia hội nghị, đào tạo ngắn hạn. Hồ sơ xin visa lưu trú ngắn hạn theo các diện như : diện hôn phu hôn thê người Nhật, nghĩa là có vợ hoặc chồng là người Nhật nhưng chưa có visa lưu trú dài hạn tại Nhật. Hồ sơ xin visa lưu trú với tư cách dài hạn nhưng không có tư cách lưu trú, dài hạn nhưng có tư cách lưu trú.
Hồ sơ xin visa đi Nhật với tư cách lưu trú ngắn hạn và dài hạn
Đối với những người có nguyện vọng xin visa lưu trú ngắn hạn thành nhiều lần thì có thể tham khảo loại visa lưu trú ngắn hạn nhiều lần và loại visa lưu trú ngắn hạn nhiều lần với mục đích thương mại, dành cho các nhà hoạt động văn hóa và tri thức. Hoặc diện cấp thị thực lưu trú ngắn hạn cho người vợ hoặc người chồng là công dân Nhật Bản. Lưu ý thời gian lưu trú đối với visa ngắn hạn là 90 ngày. Người lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản sẽ phai xin visa theo hình thức dài hạn.
>>> Xem ngay : Giải đáp thắc mắc từ A-Z khi đi xklđ Nhật Bản
Người lao động gửi hồ sơ xin visa đi Nhật đến tổng lãnh sự quán Nhật Bản, gửi trực tiếp cho người xin visa, không được gửi qua đường bưu điện vì hồ sơ sẽ không được thụ lý. Khi nộp hồ sơ visa, hồ sơ sẽ được kiểm tra, nếu không đầy đủ sẽ được trả lại kèm theo bản danh sách những giấy tờ còn thiếu cần bổ sung. Người lao động cầm hồ sơ về và hoàn thiện nốt những phần còn thiếu. Khi đầy đủ nộp lại hồ sơ và tờ danh sách cho bộ phận tiếp nhận. Đối với những hồ sơ đầy đủ thì người nộp visa sẽ được cấp thêm một biên nhận hồ sơ. Hồ sơ sẽ được thụ lý.
Nguyên tắc là người xin visa phải đến trực tiếp nơi tiếp nhận hồ sơ để xin. Nhưng trong một số trường hợp có thể thay thế đương sự để xin visa. Những trường hợp được phép nhờ đại diện làm thủ tục cấp visa Nhật bản như sau: Trẻ em dưới 16 tuổi và người già trên 60 tuổi, họ là những trường hợp đặc biệt do khả năng di chuyển hạn chế, không đủ sức khỏe. Những người xin visa với mục đích về thương mại, tham dự hội nghị tại nước ngoài hay đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài. Những người đã có visa nhập cảnh tại Nhật Bản trong 3 năm trở lại đây được phép nhờ đại diện Những nhân viên tại các công ty du lịch đã đăng ký đại diện xin visa thì có thể nhờ đại diện xin visa.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ vào các buổi sáng hàng tuần từ thứ hai đến thứ sáu, thời gian từ 8h30ph đến 11h30ph. Thời gian trả kết quả vào các buổi chiều trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, thời gian từ 13h15ph đến 16h15ph.
Trong vòng 8 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ thì phải xét duyệt hồ sơ. Đối với những trường hợp nộp visa thông qua các đại lý ủy thác thì thời gian xét duyệt sau 5 ngày làm việc.
Người làm thủ tục hồ sơ chờ đợi khoảng 8 ngày để nhận được visa
Tùy từng trường hợp cụ thể cần phải phỏng vấn hay phải nộp hồ sơ bổ sung mà có thời gian xét duyệt khác nhau, nhưng thông thường là trong 8 ngày làm việc. Đối với những trường hợp không nộp được hồ sơ bổ sung hoặc không phỏng vấn được thì phải ngừng xét duyệt, do đó thời gian xét duyệt sẽ kéo dài. Những trường hợp xin cấp khẩn visa sẽ không được xét trừ các trường hợp nhân đạo, các trường hợp đã liên lạc sớm với tổng lãnh sự quán Nhật Bản.
Khi có có kết quả visa thì bạn cầm theo biên nhận hồ sơ đến để nhận kết quả, khi đi mang theo lệ phí visa để nộp. Lệ phí visa là một phần chi phí đi Nhật mà bạn cần phải chuẩn bị từ trước.
>>> Xem ngay : Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất.
Trường hợp người lao động cần thay đổi nội dung hoạt động, thời gian lưu trú thì cần xin cấp lại visa mới. Quy trình cấp lại visa mới như phần trên đã giới thiệu.
Đối với các loại visa du lịch chỉ có hiệu lực một lần đối với tour du lịch trọn gói của công ty du lịch. Đối với các loại visa y tế cấp cho các đối tượng là bệnh nhân sang nước ngoài chữa bệnh thì có quy định riêng. Khi xin visa không nên xuất trình vé máy bay, bởi việc xét visa có thể có kết quả không được cấp visa hoặc quá trình xét duyệt bị kéo dài nên không thể kịp thời gian so với thời gian trong vé máy bay. Do vậy bên xét visa sẽ không chịu trách nhiệm với các loại phí xuất vé hoặc phí hủy vé máy bay.
Một số lưu ý khi làm hồ sơ xin visa đi Nhật các bạn nên biết
Khi đi xin visa nên nộp kèm bản photo có công chứng, bởi có một số giấy tờ cần trả lại bản gốc như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, giấy xin tư cách lưu trú. Vé visa có hiệu lực trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày được cấp, nếu quá 3 tháng thì visa sẽ không còn hiệu lực. Người lao động nếu xuất cảnh sẽ phải cấp lại mới.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các thủ tục trong khi hoàn thiện hồ sơ xin visa đi Nhật. Các bạn tìm hiểu thật kỹ trước khi xin visa để không bị bỡ ngỡ. Chúc các bạn luôn tự tin và chủ động được đình hướng của bản thân!